Rời trung tâm thị trấn Tam Đảo (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đi một đoạn vòng vèo qua con dốc ven sườn núi rợp bóng cây rừng, du khách đôi lúc bị màn mây mù tuyệt đẹp lùa qua trong tiếng ve rền mùa hạ. Nhưng đẹp nhất là lối đi lót đá xanh uốn khúc như rồng lượn dẫn đưa lên ngôi đền Chúa.

Lối đi có hai hàng tay vịn bê tông cốt thép càng lúc càng lên cao giữa hai cánh rừng trúc thơ mộng. Những thân trúc thẳng cao phủ trùm bóng mát. Đúng là một cõi thần tiên! Mà thần tiên thật vì lên hết 300 bậc cấp là khách đã tiếp cận được một phần thế giới tâm linh khi du lịch Tam Đảo.

Đền Chúa là ngôi đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, nơi nổi tiếng nhất của cả thị trấn đất đồi Tam Đảo. Theo truyền thuyết, hồi đầu thế kỷ 20, khi Pháp khám phá ra thung lũng xinh đẹp nầy, biến thành nơi nghỉ mát dành cho quan chức của họ, thì họ cho làm các con đường. Khi đó có một nhà thầu phụ người Việt đã bỏ tiền xây đền Chúa. Theo lời truyền khẩu của dân địa phương và một số tư liệu, đây là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn.

Sự chở che của Bà Chúa Thượng Ngàn - Tam Đảo

Sự chở che của Bà Chúa Thượng Ngàn – Tam Đảo

Có con đường dốc thoai thoải, cảnh trí đẹp, nổi tiếng linh thiêng, đền Chúa thu hút nhiều khách thập phương đến viếng, lễ bái. Hấp dẫn nhất là những ngày mồng Một, ngày rằm hàng tháng, đền Chúa đều có hầu đồng. Trong tiếng trống, tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách hối hả rền vang của phường chầu văn là giọng hát qua máy vi âm bổng trầm như kể lể, tha thiết, lê thê của chàng cung văn, các bà, các cô đồng xinh đẹp áo quần lộng lẫy biểu diễn những màn khua hương, múa hoa, múa kiếm, cỡi ngựa… rất mềm mại và điêu luyện.

Sau đây, là những thông tin về các sự tích đền thờ của Tam Đảo, Vĩnh Phúc – những điểm du lịch thu hút.

Phía sau đền Chúađền Quốc Mẫu thờ Bà Âu Cơ, phu nhân Lạc Long Quân, thủ nhang Phạm Thị Liên, 80 tuổi, cho biết như vậy. Thủ nhang Liên cho biết thêm đền trước kia ở Phố Đình, trung tâm thị trấn, bị phá, một số người dân đem tượng Bà giấu trong đền Chúa. Năm 1992, một bà giàu có mua mảnh đất nầy, xây đền, đưa tượng Bà qua thờ. Từ đó, với sự phù hộ linh thiêng của Đức Bà, người phụ nữ giàu tâm đức ấy ngày càng thêm phát đạt.

Tham khảo:

Vào đền Quốc Mẫu, có bàn thờ vị Đệ nhất vương cô – Đệ nhị vương cô, là hai hầu cận Bà khi xưa. Bên phải thờ Ngũ vị Tôn Ông – 5 ông tướng giỏi nhất của Bà. Bên trái thờ Tứ Phủ Thánh Bà, là những người trông coi núi vàng của đất nước. Hậu tổ thờ Quốc Mẫu Vua Bà. Hằng năm, cứ đến ngày “kiệt Mẫu”, mồng 3 tháng Ba âm lịch – ‘Mồng tám giỗ Cha, mồng ba giỗ Mẹ’ – đền tổ chức cúng vía.

Giữa sân đền có một cây cột vuông màu trắng cao vút, một mặt khắc dòng chữ: “Nguyện xin hòa bình đến với toàn thể nhân loại trên thế giới”. Ba mặt kia khắc các dòng chữ Nhật, Anh và Pháp cùng một nội dung. Cột nầy do vợ chồng một người Ấn Độ xây tạ ơn Bà đã cho họ một đứa con hằng mong mỏi. Từ đó người ta đồn rằng đền Quốc Mẫu Vua Bà linh thiêng, là nơi cầu xin tình duyên và con cái. Hiện nay, với sự cúng hiến tiền của người hảo tâm, đền đang được xây dựng thêm, khang trang hơn.

Từ trị trấn Tam Đảo xuống chân núi, khoảng 2km, ngoặc qua sườn núi một đỗi gặp đền Trần – di tích lịch sử tỉnh Vĩnh Phúc. Ẩn mình trong những cánh rừng thông tĩnh lặng, Đền Trần thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

Bà Nguyễn Thị Thư, 78 tuổi, thủ nhang, cho biết đền xây dựng vào thế kỷ XV, khoảng năm 1952-1953, quân Pháp bắn phá ngôi đền nhưng không gây hại. Năm 2002, đền được nâng cấp trên nền cũ, trong khoảnh đất rộng khoảng 300m2. Ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm đền có lễ ngày vía Thánh. Hai bên Đức Thánh Trần thờ hai cô con gái của ngài.

Xuống tới cây số 18  thăm một số điểm du lịch thiêng liêng là ngôi đền Nhị Vị Vương Cô Nhà Trần. Cửa chính đền có cặp liễn đối, ghi: “Vạn thế lưu truyền hiển lưu danh. Ức niên đăng hỏa như minh nguyệt”. Bà thủ nhang Trần Thị Như, 64 tuổi, kể rằng, đền thờ Địa Mẫu, 12 cô Sơn Trang, hậu cung thờ Cô Đệ Nhất và Cô Đệ Nhị – 2 cô con gái Đức Thánh Trần. Theo truyền thuyết, Đệ Nhị Vương Cô (Vương Bà), Đại Hoàng Công Chúa Trần Thị Tĩnh là thứ nữ của Trần Hưng Đạo. Sợ phạm luật nhà Trần (chỉ gả bán trong hoàng tộc), Đức Thánh cho cô ra làm con nuôi, để tiện gả cho Phạm Ngũ Lão. Lễ vía đền cùng ngày tổ chức lễ vía Đức Thánh Trần, có hầu đồng rôm rả.

Trong cõi tâm linh nầy của Tam Đảo còn có chùa Vàng. Từ đền Chúa qua đền Quốc Mẫu Vua Bà, phía sau là khoảng sân rộng, nơi trang trọng đặt rất nhiều pho tượng đá trắng. Mỗi vị đứng hoặc tọa thiền trong một tư thế khác nhau, vị vui vẻ hiền từ, vị trầm tư ưu sầu cho nhân loại… Từ đây có một cầu thang dài 121 bậc đá xanh, hai hàng tay vịn cũng bằng đá xanh chạm khắc hoa văn đẹp mắt dẫn lên. Bốn góc chùa là bốn mái hình đao cong vút, được xây mới vào năm 2010. Đây là một ngôi chùa tận dụng ưu thế đá núi có sẵn của địa phương trong một số công trình.

Chùa còn sử dụng gỗ lim, gỗ đinh làm cửa, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Cột, trính, rui, mè đều làm bằng bê tông cốt sắt bọc đồng. Đáng chú ý là pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng cả tấn, đội mão dát vàng, tĩnh tọa trên đài sen bằng bạc. Do khúc xạ của ánh sáng nên khách hành hương thấy tượng phật lúc màu vàng, khi màu tím, rồi màu xanh thẫm… tùy theo vị trí đứng nhìn.

Cùng công ty du lịch Khát Vọng Việt đến và sẽ thấy du lịch Tam Đảo càng tĩnh lặng, càng thêm u tịch với những đền chùa trầm mặc, tạo thành chốn linh thiêng, nơi dưỡng tâm của bất cứ du khách nào. Ngoài giá trị tâm linh, các ngôi đền ở Tam Đảo còn thể hiện lòng thành kính biết ơn những bậc khai quốc, anh hùng dân tộc một cách trân trọng. Cùng với đó là tục hầu đồng đậm đà bản sắc văn hóa dân gian phi vật thể độc đáo.