Câu chuyện xảy ra ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, cách nay đã trên 7000 năm. Hạm đội Hy Lạp nổi tiếng là đội quân bách chiến bách thắng. Thế mà đội quân này tỏ ra bất lực khi công thành Troy. Đã 10 năm tiến đánh, nhưng thành Troy vẫn sừng sững hiên ngang tồn tại trước những vòng vây trùng điệp của quân thù.

Đánh mãi không thắng, người Hy Lạp bàn chuyện rút lui. Có một tướng trẻ hiến kế. Nhưng các tướng khác cho rằng dùng gian kế để chiến thắng là không cao thượng. Quân thiếu, lương hụt, tình thế bắt buộc, các tướng phải nghe theo. Theo lệnh, quân Hy Lạp phá thuyền lấy gỗ làm ra con ngựa khổng lồ rồi cho một toán quân chui vào bụng. Để ngựa trước cổng thành Troy, quân Hy Lạp xuống thuyền giả vờ lui quân. Họ giấu quân ở một đảo gần đó.

Sáng ra, quân Troy thấy quân Hy lạp đã rút sạch, chỉ còn lại con ngựa gỗ trước thành. Vua quan thành Troy cho rằng quân Hy Lạp đã thua trận. Dân chúng tò mò, hè nhau kéo ngựa gỗ vào thành. Tiệc mừng thắng trận suốt ngày đêm. Rượu chảy như suối. Mọi người say mèm. Màn đêm buông xuống. Toán quân Hy lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cổng thành và đốt lửa làm hiệu. Quân Hy Lạp ở ngoài xông vào và cướp được thành. Từ đấy trở về sau, “con ngựa thành Troy” trở thành câu ngạn ngữ để chỉ những âm mưu dùng nội gián để tấn công đối phương. Kẻ cõng rắn cắn gà nhà là tên gọi những kẻ làm nội gián.

Con ngựa thành Troy

Con ngựa thành Troy

Lần giở lại trang sử xưa, người Trung Quốc ngày nay lại sử dụng “Con ngựa thành Troy” để mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Khác với người Hy Lạp cổ đại, họ không dùng gỗ làm ngựa để thực hiện quỷ kế của họ. Mưu đồ nói trên có gây ra những khó khăn nhất định cho nội bộ các nước ASEAN nhưng điều đó không thể làm thay đổi tình hình. Quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ASEAN thuộc khu vực Biển Đông là những quyền đã được khẳng định bởi các quyền chiếm hữu lịch sử, chiếm hữu thực tế, chiếm hữu pháp lý và có cơ sở pháp lý quốc tế công nhận. Người Trung Quốc tự vạch ra đường biên giới trên biển theo dạng lưỡi bò để khẳng định chủ quyền của họ. Nhưng đường biên giới theo dạng lưỡi bò – cái lưỡi không xương ấy, không có bất kỳ căn cứ lịch sử, pháp lý, thực tiễn nào chứng minh cả. Thế giới coi tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là tuyên bố ngang ngược. Ngay cả những học giả chân chính của Trung Quốc cũng phản đối. Hành động sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc làm thế giới liên tưởng đến những hành vi ngang ngược châm ngòi cho các cuộc chiến tranh thế giới trong các thế kỷ trước.

Người Trung Quốc nghĩ rằng ngày nay họ đã đủ sức để bắt nạt những kẻ yếu thế. Họ giống người láng giềng tham lam mù quáng. Họ luôn dòm ngó đất đai của nhà bên cạnh để lấn dần từng tý một. Họ khiêu khích để cho hàng xóm dưới cơ dùng vũ lực trước. Chỉ đợi có thế, họ lu loa rằng họ là kẻ bị tấn công để trả đũa. Họ từ chối đàm phán đa phương. Họ khăng khăng đòi nói chuyện tay đôi. Sách lược của họ là bẻ gãy từng chiếc đũa một. Nhưng với sự ngang ngược và hung hăng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông, người Trung Quốc đã bị nhiều nước phản đối và chống đối. Trung Quốc đã tự cô lập mình. Cho dù không còn là Trung Quốc dưới thời trị vì của Từ Hy Thái Hậu của triều Mãn Thanh hoàn toàn lép vế khi xẩy ra hai cuộc Chiến tranh Nha phiến vào giữa thế kỷ XIX (1840-1843 và 1856-1860) với các đế quốc Anh, Pháp, với nước Nhật, Trung Quốc ngày nay vẫn chưa đủ thế và lực để “coi trời bằng vung”