Năm 1974, trong khi đào giếng ở phía Đông núi Lệ Sơn, thành phố Tây An, một người nông dân đã phát hiện ra lăng mộ ở dưới lòng đất với khoảng 8.000 bức tượng chiến binh Trung Quốc cổ đại. Được tạo nên vào khoảng năm 221 TCN, những bức tượng binh mã này được cho là để bảo vệ lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Theo quan niệm của người Trung Quốc, người chết vẫn sẽ tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia và Tần Thủy Hoàng đã dựng lên toàn bộ vương triều với những chiến binh bằng đất nung bảo vệ ông trong một khu lăng mộ rộng gần 350 m². Việc khai quật khảo cổ vẫn được tiến hành do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ và khó bảo quản (bị phong hóa, bị vi khuẩn phá hoại…). Nhiều bí ẩn xung quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được tìm ra lời giải đáp.

Các tượng đất nung được mô tả rất sống động, giống y như người thật và được nặn rất chi tiết, từ móng tay cho đến kiểu tóc.
Điều đặc biệt, không có khuôn mặt nào giống cái nào, như thể nó dung để mô phỏng theo khuôn mặt thật của các nghệ sĩ làm ra nó, hay là chính những khuôn mặt của các quân sĩ thời đó.
Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng

Ngoài ra còn có vũ khí, chiến cụ, súc vật, tiền xu và các vật khác được tìm thấy trong khu mộ địa gần mộ của Tần Thủy Hoàng.
Quần thể tượng được sắp đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, chỉ riêng hầm mộ thứ 4 là một chiếc hầm trống không. Hầm thứ nhất nằm ở phía Tây có 6.000 binh mã là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng.
Hầm mộ thứ hai có diện tích 19.659m vuông, chứa khoảng 1.500 tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa. Hầm mộ thứ ba có diện tích 1.524m vuông gồm 68 pho tượng – là đội chỉ huy các cấp khác nhau với một xe tứ mã.
Ước tính trong số 3 khu chứa, số lượng của “Đội quân đất nung” đã lên tới hơn 8.000 binh sĩ cùng với 130 xe ngựa, 520 ngựa, phần lớn trong số đó hiện vẫn đang bị chôn vùi trong các khu gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Trong hình là xe ngựa bằng đồng cho hoàng đế (bao gồm phu xe, xe và ngựa chiến).