Cổ kính thành Rome
Mới đầu, cổ thành chỉ là sự hợp nhất của các làng trên 7 quả đồi. Từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Rome bắt đầu phát triển mạnh. Vài trăm năm sau, nó trở thành thủ đô của Đế chế La Mã hùng mạnh và là trung tâm cai quản một miền đất rộng lớn kéo dài từ Bắc Âu qua Địa Trung Hải, đến Ai Cập.
Theo truyền thuyết, Rome là tên ghép của hai anh em sinh đôi Romulus và Remus. Họ là con của thần Chiến tranh và công chúa La-tin. Hai đứa trẻ bị thả xuống dòng sông Tiber vì người ta lo ngại rằng sau này chúng sẽ cướp ngôi báu. Nhưng hai anh em đã may mắn được chó sói cứu sống. Sau này, vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, người anh Romulus đã tìm ra được một mảnh đất trù phú, thành Rome được hình thành từ đó với biểu tượng là chó sói. Romulus trở thành vị vua đầu tiên của La Mã.
Thành phố cổ này từng nơi chứng kiến hàng triệu tín đồ Ki-tô tử vì đạo trong suốt hơn 300 năm, kể từ khi chúa Jesus ra đời. Cho đến tận ngày nay, Rome vẫn là kinh đô của Ki-tô giáo.
Đây cũng được coi là thành phố lưu giữ nhiều nhất các di tích kiến trúc hoành tráng từ thời cổ đại và trung đại. Đền Pantheon được xây dựng vào năm 27 trước công nguyên. Nó là một trong 3 công trình kiến trúc tiêu biểu của nền nghệ thuật kiến trúc La Mã cổ đại được bảo tồn tốt nhất cho đến nay, bởi ngay từ năm 609 nó đã trở thành nhà thờ thiên chúa giáo. Đền được xây hình tròn, cao 43,5 m tính từ mặt đất đến nóc mái vòm. Sàn đền được trang trí bằng đá cẩm thạch. Sảnh đền Co kinh thanh Romephía trước hình chữ nhật. Sự lắp rắp hài hòa giữa hai hình khối kiến trúc khác nhau và sự tráng lệ của nó đã tạo nên một nét đẹp tương phản độc đáo.
Một số công trình khác, so với thành Rome thì còn rất trẻ, nhưng không kém phần đồ sộ, tráng lệ. Có thể kể đến đài tưởng niệm vua Victor Emmanuel, nhà vua đầu tiên của một nước Italy thống nhất, công trình được khởi công năm 1885 và hoàn thành vào năm 1911. Đài phun nước Trevi, được hoàn thành vào năm l762, thì nổi danh là tuyệt đẹp và thơ mộng. Thủ đô của Italy hiện giờ vẫn là điểm hấp dẫn khách du lịch còn bởi sự hiện diện của nhiều khu bảo tàng với hàng loạt kiệt tác của các danh họa, nhà điêu khắc nổi tiếng như Leonardo de Vince, Raphael, Boticeli…
Dấu tích còn lại của nền văn minh Hy Lạp là thành cổ Acropolis ở thủ đô Athens và dấu tích của văn minh La Mỹ là khu vực Quảng Trường La Mã ở Rome.
Nhưng cả hai địa danh lịch sử ấy đều đã chỉ còn là những cột đá ngổn ngang và đổ nát trong hoang phế. Thật bất ngờ, dấu vết “hoành tráng” của văn minh của Hy Lạp và đặc biệt là La Mã lại không phải ở nơi khai sinh ra nó mà lại ở khu vực gần thành phố biển Kusadasi, Thổ Nhĩ Kỳ.